Bảng chú giải

Chọn một trong các từ khóa ở bên trái…

BÀI 10: LỰC ĐẨY ÁC-SI-MÉTI. Tác dụng của chất lỏng lên vật nhúng chìm trong nó

Thời gian đọc: ~15 min

Một vật đang trên mặt nước.

Dùng tay ấn vật xuống, vật vào trong nước.

Khi ta buông tay, không ấn vào vật nữa, thấy nó tự lên, chứng tỏ có lực do nước tác dụng vào vật làm vật lên.

Treo một vật vật vào lực kế, lực kế chỉ giá trị P. Nhúng vật nặng chìm trong nước, lực kế chỉ giá trị P1. Ta thấy P P1 chứng tỏ có một lực hướng do nước tác dụng vào vật.

KẾT LUẬN

Một vật nhúng trong chất lỏng bị chất lỏng tác dụng một lực đẩy theo phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên.

Lực này do nhà bác học Ác-si-mét phát hiện ra đầu tiên nên gọi là lực đẩy Ác-si-mét.

PHIẾU HỌC TẬP 01

Treo một vật vào lò xo ở ngoài không khí. Sau đó, đưa hệ thống gồm vật và lò xo nhúng ngập vật vào trong nước. Trong các câu sau, câu nào đúng, câu nào sai?

(1) Khi treo vật bằng lò xo ngoài không khí thì vật chịu tác dụng của 2 lực.
(2) Khi treo vật bằng lò xo và nhúng hệ thống vào nước thì vật chịu tác dụng của 3 lực.
(3) Khi treo vật ngoài không khí thì lò xo dãn ít hơn khi hệ thống được nhúng vào nước.

Hướng dẫn giải

  • Khi treo vật bằng lò xo ngoài không khí thì vật chịu tác dụng của hai lực là trọng lực và lực đàn hồi nên (1) đúng.

  • Khi treo vật bằng lò xo và nhúng hệ thống vào nước thì vật chịu tác dụng của ba lực là trọng lực, lực đàn hồi và lực đẩy Ác-si-mét nên (2) đúng.

  • Khi treo ngoài không khí: P = Fđh1, khi treo và nhúng vào nước: P = FA + Fđh2

Ta thấy: Fđh1 > Fđh2. Mà lực đàn hồi của lò xo tác dụng vào vật càng lớn khi độ dãn của lò xo càng lớn. Do đó, khi treo vật ngoài không khí thì lò xo dãn nhiều hơn khi hệ thống được nhúng vào nước nên (3) sai.

Ôn luyện