Bảng chú giải

Chọn một trong các từ khóa ở bên trái…

SPEAKINGGiới thiệu định dạng bài thi Nói

Thời gian đọc: ~85 min

I. Giới thiệu chung về bài Speaking IELTS

1 Thời gian làm bài

  • Khoảng 15 phút cho cả 3 phần thi, thí sinh thi vấn đáp trực tiếp với giám khảo. Thời gian đã bao gồm kiểm tra ID và chào hỏi giữa thí sinh và giám khảo.

2 Cấu trúc bài thi Nói (Speaking)

⮚ Bài thi Speaking bao gồm phần:

✔ Part 1: Giới thiệu và phỏng vấn (4-5 phút)

  • Giám khảo sẽ giới thiệu và sẽ yêu cầu bạn giới thiệu mình và xác nhận danh tính. Sau đó, giám khảo sẽ hỏi về các chủ đề quen thuộc trong cuộc sống gia đình, bạn bè, việc làm, sở thích,...
  • Phần này kéo dài từ bốn đến năm phút. các câu hỏi đơn giản liên quan đến giao tiếp thông dụng, thường là về các vấn đề như gia đình, công việc, việc học ở trường, sở thích cá nhân. Tránh đưa ra các câu trả lời gọn như “Yes, I do/No, I don't”.

✔ Part 2: Nói về 1 chủ đề cụ thể (3-4 phút)

  • Thí sinh được phát giấy, bút và được yêu cầu nói về một chủ đề cụ thể trong vòng tối đa phút. Trước khi nói các sẽ có 1 phút để chuẩn bị trước, sau đó giám khảo sẽ hỏi thêm 1 số câu hỏi về chủ đề này và kết thúc chuyển sang .
  • Ở phần thi này, các chủ đề đưa ra vẫn khá đơn giản, dễ hiểu và sẽ liên quan tới những trải nghiệm trong cuộc sống. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn phải sắp xếp ý như thế nào để bài nói của mình có trật tự, rõ ràng và dễ hiểu. Vậy nên hãy trả lời những đầu câu hỏi như What/ Where/ When/ Why/ How to use/ How often.

✔ Part 3: Thảo luận (4-5 phút)

  • Bạn sẽ được hỏi thêm một số câu hỏi có thể liên quan đến chủ đề phần 2 hoặc không? Bạn cần phải thảo luận hơn với giám khảo để có thể gây ấn tượng tốt.
  • Ở phần thi này, bạn cần thể hiện được các kỹ năng đưa ra quan điểm, dự đoán và nhận định về các sự kiện có thể xảy ra trong tương lai, nhận xét về các xu hướng và đưa ra giải pháp cho các vấn đề.
  • Nên sử dụng các cách diễn đạt ý kiến trong phần này thay vì sử dụng “I think…”. Các bạn nên dùng nhiều cách diễn đạt khác nhau như “ In my opinion,..”, “ It seems to me that…”, “It appears to me that,…”, “In my point of view,…”.

3. Bài thi Speaking đánh giá điều gì?

  • Trong phần thi Speaking, giám khảo sẽ đánh giá khả năng diễn đạt ý kiến và truyền tải thông tin của thí sinh, đồng thời kiểm tra khả năng và sử dụng ngôn ngữ phù hợp về chủ đề được đưa ra.

Lưu ý:

⮚ Đây KHÔNG phải là bài thi:

  • Kiểm tra xem bạn đã nhớ được bao nhiêu câu trả lời.
  • Kiểm tra khả năng dùng các từ khó, cao cấp.
  • Kiểm tra xem bạn biết được bao nhiêu thì và cấu trúc ngữ pháp.
  • Kiểm tra giọng bạn là giọng Anh hay giọng Mỹ.

⮚ Đây bài thi:

  • Kiểm tra khả năng giao tiếp bằng Tiếng Anh.

II. Tiêu chí đánh giá và thang điểm (1)

  • Fluency and Cohesion - Độ Trôi Chảy và Mạch Lạc

Giám khảo sẽ chấm điểm dựa trên:

⮚ Khả năng nói những câu dài.

⮚ Khả năng nói những câu dài mà không gặp nhiều khó khăn.

⮚ Có ngập ngừng hay không.

⮚ Tốc độ nói như thế nào?

⮚ Khả năng sử dụng từ nối (discourse markers), liên từ (conjunctions).

⮚ Số lần tự sửa lỗi (self-correction).

Thang điểm

${title}

✔ Nói trôi chảy và hiếm khi lặp lại hay tự điều chỉnh, sửa lỗi.

✔ Mọi sự do dự, ngập ngừng trong lúc nói đều liên quan đến nội dung hơn là tìm từ hoặc ngữ pháp.
✔ Nói mạch lạc sử dụng các đặc trưng liên kết một cách hoàn toàn thích hợp.
✔ Phát triển các chủ đề một cách đầy đủ và hợp lý.

✔ Nói một cách trôi chảy, chỉ thỉnh thoảng lặp từ hoặc tự sửa lỗi hay ngập ngừng do tìm nội dung, ý diễn đạt chứ hiếm khi phải dừng để tìm từ ngữ.

✔ Phát triển các chủ đề một cách mạch lạc và phù hợp

✔ Có thể kéo dài câu nói mà không cần nỗ lực nhiều hoặc mất tính mạch lạc.

✔ Đôi khi có thể thể hiện sự ngập ngừng liên quan đến ngôn ngữ hoặc một số sự lặp lại và/ hoặc tự điều chỉnh, sửa lỗi.
✔ Sử dụng nhiều, đa dạng và linh hoạt các phép nối nối cũng như discourse markers (cụm từ dùng để nối các ý).

✔ Sẵn sàng kéo dài câu nói, mặc dù đôi khi có thể mất độ mạch lạc do thỉnh thoảng lặp lại, tự sửa lỗi hoặc do ngập ngừng.

✔ Sử dụng nhiều các phép nối và discourse markers nhưng không phải lúc nào cũng thích hợp.

✔ Thường có thể duy trì được độ trôi chảy của lời nói nhưng phải lặp lại, tự sửa lỗi và/hoặc nói chậm để có thể nói liên tục.

✔ Có thể lạm dụng (sử dụng quá mức) một số từ nối, phép nối và discourse markers.
✔ Tạo ra được những lời nói đơn giản và lưu loát, tuy nhiên việc truyền đạt bị phức tạp hơn nên gây ra các vấn đề về độ trôi chảy.

✔ Trong lúc trả lời vẫn có những khoảng dừng đáng chú ý và có thể nói chậm, thường xuyên bị lặp và tự sửa lỗi.

✔ Liên kết được các câu cơ bản nhưng sử dụng lặp đi lặp lại các phép liên kết đơn giản cũng cùng với những gián đoạn trong độ mạch lạc.

✔ Nói với những khoảng dừng dài.

✔ Khả năng liên kết các câu đơn còn hạn chế.
✔ Chỉ đưa ra được những câu trả lời đơn giản và thường không thể truyền tải thông điệp cơ bản.

✔ Có các khoảng dừng dài trước hầu hết các từ.

✔ Khả năng truyền đạt thấp.

✔ Không thể giao tiếp và truyền đạt.

✔ Ngôn ngữ không thể đánh giá được.

✔ Không đi thi.

III. Tiêu chí đánh giá và thang điểm (2)

  • Lexical Resources - Vốn Từ Vựng

Các tiêu chí đánh giá:

⮚ Khả năng dùng những từ ít thông dụng (less common words).

⮚ Lượng thành ngữ (idiomatic language).

⮚ Paraphrasing (giải thích từ vựng khó).

⮚ Khả năng bàn luận về những chủ đề không thông dụng (unfamiliar topics).

⮚ Khả năng truyền tải bài nói linh hoạt.

Thang điểm

${title}

✔ Sử dụng từ vựng một cách linh hoạt và chính xác trong tất cả các chủ đề.

✔ Sử dụng các thành ngữ một cách tự nhiên và chính xác.

✔ Sử dụng nguồn từ vựng phong phú và linh hoạt để truyền đạt ý nghĩa một cách chính xác.

✔ Sử dụng các từ vựng ít phổ biến và thành ngữ một cách khéo léo, chỉ đôi khi không chính xác.
✔ Sử dụng nhiều cách diễn đạt hiệu quả như được yêu cầu.

✔ Sử dụng nguồn từ vựng một cách linh hoạt để thảo luận về nhiều chủ đề khác nhau.

✔ Sử dụng được một số thành ngữ và các từ vựng ít phổ biến hơn, đồng thời cho thấy một số kiến thức về văn phong và cụm từ, tuy nhiên các sự lựa chọn chưa được phù hợp.
✔ Sử dụng hiệu quả nhiều cách diễn đạt (paraphrase) khác nhau.

✔ Có vốn từ vựng đủ rộng để có những cuộc thảo luận dài về nhiều chủ đề và làm cho ý nghĩa rõ ràng mặc dù còn những chỗ không phù hợp.

✔ Nhìn chung diễn đạt ý được bằng nhiều cách chính xác.

✔ Có thể nói được về cả các chủ đề quen thuộc và không quen thuộc nhưng sử dụng từ vựng còn ít linh hoạt.

✔ Có cố gắng sử dụng nhiều cách để diễn đạt nhưng thường không thành công.

✔ Có thể nói về các chủ đề quen thuộc. Tuy nhiên chỉ có thể truyền đạt ý nghĩa cơ bản về các chủ đề không quen thuộc và thường xuyên mắc lỗi trong việc lựa chọn từ ngữ.

✔ Hiếm khi cố gắng thay đổi cách diễn đạt (paraphrase).

✔ Chỉ sử dụng được những từ vựng đơn giản để truyền đạt thông tin cá nhân.

✔ Thiếu vốn từ để diễn đạt nhưng chủ đề ít quen thuộc hơn.

✔ Chỉ nói được những từ đơn, riêng biệt hoặc những câu nói được ghi nhớ
✔ Không có sự giao tiếp.
✔ Không đi thi.

IV. Tiêu chí đánh giá và thang điểm (3)

  • Grammar and Accuracy - Độ Chính Xác Và Đa Dạng Trong Ngữ Pháp

Các yếu tố đánh giá bao gồm:

⮚ Cấu tạo câu (sentence formation).

⮚ Sử dụng các loại mệnh đề.

⮚ Sử dụng cấu trúc phức hợp.

⮚ Sử dụng nhiều thì linh hoạt.

⮚ Ít mắc lỗi.

⮚ Mức độ mắc lỗi (level of error) – có mắc các lỗi cơ bản không.

Thang điểm

${title}

✔ Sử dụng đầy đủ các cấu trúc một cách tự nhiên và thích hợp.

✔ Cấu trúc các câu chính xác và nhất quán, loại trừ các “lỗi nhỏ”’ trong đặc điểm cách nói của người bản ngữ.

✔ Sử dụng nhiều và đa dạng các loại cấu trúc một cách linh hoạt.

✔ Phần lớn các câu không có lỗi, chỉ thỉnh thoảng không phù hợp hoặc mắc các lỗi cơ bản/ lỗi không hệ thống.

✔ Sử dụng nhiều cấu trúc phức tạp một cách khá linh hoạt.

✔ Các câu được tạo ra thường là không có lỗi, hoặc chỉ tồn tại một số lỗi ngữ pháp.

✔ Sử dụng kết hợp các cấu trúc đơn giản và phức tạp nhưng ít linh hoạt.

✔ Có thể vẫn mắc lỗi thường xuyên với các cấu trúc phức tạp nhưng những lỗi này hiếm khi gây ra các vấn đề về hiểu.

✔ Sử dụng các dạng câu cơ bản một cách hợp lý và chính xác.

✔ Có sử dụng một số ít các cấu trúc phức tạp hơn, nhưng những cấu trúc này thường có lỗi và có thể gây ra một số vấn đề về việc hiểu.

✔ Hình thành được các dạng câu cơ bản và một số câu đơn giản đúng nhưng hiếm khi sử dụng các dạng cấu trúc câu phức.

✔ Thường xuyên mắc lỗi và các lỗi có thể dẫn đến sự khó hiểu hoặc hiểu nhầm.

✔ Cố gắng sử dụng các dạng câu cơ bản nhưng ít khi thành công hoặc dựa vào các câu nói có vẻ đã thuộc lòng.

✔ Mắc nhiều lỗi ngoại trừ các cách diễn đạt đã được ghi nhớ.

✔ Không thể hình thành các dạng câu cơ bản.
✔ Không có sự giao tiếp.
✔ Không đi thi.

V. Tiêu chí đánh giá và thang điểm (4)

  • Pronunciation - Phát Âm

Những yếu tố sau cần phải đảm bảo:

⮚ Phát âm cần dễ nghe và khiến giám khảo hiểu được những điều bạn nói.

⮚ Trọng âm từ.

⮚ Trọng âm câu.

⮚ Ngữ âm.

Thang điểm

${title}

✔ Sử dụng đầy đủ các thành tố phát âm với độ chính xác và sự tinh tế.

✔ Duy trì việc sử dụng linh hoạt các thành tố này xuyên suốt bài nói.
✔ Có thể dễ dàng hiểu mà không cần nỗ lực

✔ Sử dụng nhiều và đa dạng các thành tố phát âm.

✔ Duy trì được việc sử dụng linh hoạt các thành tố này, chỉ thỉnh thoảng mắc lỗi.
✔ Trình bày dễ hiểu xuyên suốt bài nói; giọng ngôn ngữ thứ nhất (tiếng Việt) ảnh hưởng rất ít đến khả năng hiểu.

✔ Thể hiện tốt tất cả các tiêu chí của Band 6, nhưng chưa đạt được tất cả các tiêu chuẩn cần có của Band 8.
✔ Sử dụng được một số các thành tố phát âm nhưng việc kiểm soát còn lẫn lộn.

✔ Cho thấy khả năng sử dụng hiệu quả một số thành tố nhưng điều này không được duy trì.
✔ Nhìn chung bài nói có thể được hiểu xuyên suốt, mặc dù việc phát âm sai các từ hoặc âm đôi khi làm giảm độ rõ ràng.

✔ Thể hiện được tất cả các tiêu chí của Band 4, nhưng chưa đạt đến tiêu chuẩn của Band 6.
✔ Sử dụng được một số các thành tố phát âm nhưng còn hạn chế.

✔ Có cố gắng kiểm soát các thành tố đó nhưng thường xuyên mắc lỗi.
✔ Phát âm sai thường xuyên và gây ra một số khó khăn cho người nghe.

✔ Thể hiện một số đặc điểm của Band 2, nhưng chưa đạt được tất cả các tiêu chuẩn cần có của Band 4.
✔ Lời nói thường không thể hiểu được.
✔ Không có sự giao tiếp.
✔ Không đi thi.

VI. Các chủ đề thường gặp trong IELTS SPEAKING

1. Speaking Part 1:

  • Study/ Work
  • Hometown/ Living place
  • Home/ Accommodation
  • Family/ Friends
  • Clothes
  • Gifts
  • Daily routine/ Daily activities
  • Food/ Cooking
  • Going Out
  • Hobbies/ Leisure time
  • Internet
  • Music
  • Neighbours & Neighbourhood
  • Pets
  • Shopping
  • Sports
  • Transport/Travelling
  • Weather
  • Culture/Tradition

2. Speaking Part 2:

Có rất nhiều chủ đề được đưa ra trong đề thi IELTS Speaking Part 2, tuy nhiên chúng đều thuộc một trong bốn chủ đề lớn dưới đây:

Describe a place: miêu tả một địa điểm (nơi bạn từng đến, địa điểm du lịch,…).

Describe a person: miêu tả người (một người bạn ngưỡng mộ, thành viên trong gia đình,…).

Describe an object: miêu tả một đồ vật (món quà, đồ vật bạn từng sử dụng,…).

Describe an event/ experience: miêu tả một sự kiện, một trải nghiệm (lễ hội, ngày kỉ niệm,…).

3. Speaking Part 3

Trong Part 3, giám khảo sẽ đưa ra những câu hỏi có liên quan với Part 2, vì thế chủ đề của Part 3 là giống với part 2. Tuy nhiên, chúng ta có các dạng câu hỏi thường gặp trong Part 3 như sau:

Opinion – Nêu ý kiến của bạn về một vấn đề gì đó.

Evaluate – Suy nghĩ của bạn về một ý kiến nào đó.

Future – Theo bạn điều gì sẽ xảy ra trong tương lai.

Cause and Effect/ Advantages and Disadvantages – Nguyên nhân và tác động của một việc gì đó/ Lợi ích và Tác hại.

Hypothetical – Nói về những tình huống không có thật.

Compare and Contrast – So sánh, nói về sự giống nhau và khác nhau.

VII. Những lỗi thường gặp trong bài thi IELTS SPEAKING

1. Thí sinh thường mắc phải một số lỗi sau:

⮚ Quá chú trọng vào Ngữ pháp, dùng các cấu trúc khó sử dụng.

⮚ Sử dụng simple sentence, có đủ subject, verb, object.

⮚ Thiếu vốn , sử dụng từ vựng sai.

⮚ Phát âm không chuẩn, không có ngữ điệu.

⮚ Không có sự liền mạch khi nói (Coherence), thiếu độ trôi chảy (Fluency).

⮚ Không kiểm soát được tốc độ nói.

⮚ Lạc đề.

⮚ Học thuộc lòng câu trả lời.

⮚ Lặp lại từ ngữ, cấu trúc câu hỏi của giám khảo.

2. Để thực hiện tốt bài thi Nói, cần:

Nguyên tắc số 1: Trả lời nội dung câu hỏi.

Ví dụ:

Do you write a diary?

Câu trả lời mẫu: "Yes, I write a diary regularly. I have kept that diary a secret, and I don’t show it to anyone. I write about the day’s proceedings in that, especially when some important things happen."

Nguyên tắc số 2: Thể hiện cho giám khảo thấy khả năng tiếng Anh của bạn.

  • Khả năng đó có thể là về mặt ngữ pháp, từ vựng, cách sắp xếp câu trả lời, hoặc về mặt phát âm.

Ví dụ:

Describe your hometown. - Hãy miêu tả về quê hương của bạn.

Câu trả lời mẫu: "I come from Hai Phong. It’s a large city with all amenities in it. Hai Phong has a lot of apartment complexes, skyscrapers, and residential areas. So I think that it’s kind of a nice thing to have but at the same time, the infrastructure cannot accommodate that many people."

→ Câu trả lời đủ dài, chi tiết và thể hiện được vốn từ vựng: amenities, skyscrapers, khả năng ngữ pháp: the infrastructure cannot accommodate that many people.

Chú ý:

  • trả lời bằng một từ, hãy trả lời bằng một câu hoàn chỉnh và hãy phát triển câu trả lời của mình bằng việc đưa ra giải thích hoặc mô tả cụ thể.

Ví dụ:

Do you feel sunny days are the best days?

Câu trả lời mẫu: No, I don’t like sunny days as it can be hot in most parts of my country. I like those days when the sun is covered with grey clouds. I like the gloomy weather.

VIII. Phương pháp SHADOWING

1. Sơ lược về Shadowing

  • Shadowing là kỹ thuật bắt chước âm (sound), độ nhấn nhá (stress)ngữ điệu (intonation) của người bản xứ ngay sau khi nghe họ phát âm.
  • Shadowing technique là kỹ thuật luyện khá phổ biến và hiệu quả trên thế giới
  • Bằng cách này, bạn sẽ dần có được phát âm chuẩn và 1 accent (giọng) tiếng Anh hay.

2. Mục đích

SHADOWING giúp bạn phát triển tất cả các khía cạnh của kỹ năng Nói, bao gồm (Pronunciation), Ngôn điệu (Prosody) và Nhịp điệu (Rhythm).

✔ Phát âm đúng:

  • Khi cố gắng bắt chước những tiếng Anh, chúng ta cũng đang luyện tập cho cơ thể ‘quen’ với việc tạo ra các âm này, không áp dụng những quy tắc phát âm tiếng Việt với tiếng Anh nữa. Từ đó, ta xây dựng được giọng tiếng Anh gần với giọng bản ngữ.

✔ Cải thiện ngôn điệu và nhịp điệu:

  • Ngôn điệu – Prosody giống như “âm nhạc” của một ngôn ngữ. Nó là cách ngắt nhịp, cao độ, ngữ điệu khác nhau trong một câu hoặc trong một cuộc hội thoại. Còn rhythm đề cập đến trọng âm và tốc độ khi nói. Ví dụ, ta thường cao giọng ở cuối câu để báo hiệu một câu hỏi.
  • Tùy theo từng accent sẽ có sự trong ngôn điệu. Người học từ đó dựa vào Shadowing mà ôn luyện theo accent mình hướng tới.

✔ Nói trôi chảy, tự nhiên:

  • Shadowing giúp hình thành phản xạ tốt hơn khi nói. Nó tạo ra những liên kết trong não bộ khi thiết lập những âm thanh, từ ngữ và câu một cách nhanh và chính xác.
  • Nếu bạn muốn lên một ‘level’ tiếng Anh cao hơn dựa trên nền tảng là sự trôi chảy và tự nhiên, thì đây là kỹ thuật bạn áp dụng.
  • Ngoài ra, kỹ thuật này phần nào giúp người học ngoại ngữ bỏ thói quen ‘tự dịch qua lại trong đầu’ giữa tiếng mẹ đẻ và tiếng Anh – một trong những rào cản cho việc tiếp thu và giao tiếp tiếng Anh.

3. Luyện tập Shadowing

Bước 1: Tìm tư liệu luyện tập và nghiên cứu

  • Tìm nguồn tiếng Anh (video/audio) với nội dung thú vị hoặc ý nghĩa, bất cứ thứ gì bạn có thể làm bạn đọc và nghe mà không cảm thấy chán.

Các nguồn nghe này NÊN:

  • Độ dài vừa phải, khi mới bắt đầu đoạn nói không nên kéo dài quá 2-3 phút.
  • Video/audio phải có transcript để giúp người học theo kịp thông tin được nói trong bài
  • Nên là những video do người bản xứ nói (ví dụ như phim, chương trình thực tế, bài diễn thuyết…)
  • Chủ đề của bài nói nên có sự quen thuộc nhất định với người học. Hãy tránh chủ đề khó, nhiều từ chuyên ngành.
  • Sử dụng từ điển Anh - Anh (Cambridge, Oxford,...) để tra cách phát âm trong quá trình học.

Bước 2: Luyện tập chậm từng câu

  • Bật audio lên, nghe kĩ cách phát âm của người bản xứ (trọng âm, nguyên âm, phụ âm, âm đuôi) rồi dừng audio lại để bắt chước (phát âm thật to rõ ràng). Nếu thấy chưa giống, hãy làm lại như trên 1 vài lần nữa. Chú ý các âm chi tiết.
  • Nếu vẫn chưa thấy giống, tra từ điển và viết ra phiên âm để dễ học.
  • Tập shadowing như vậy với khoảng 2 đến 3 đoạn, sau khi đã có thể bắt chước phát âm nhanh hơn, chuyển sang bước 3.

Bước 3: Tăng tốc độ luyện tập

  • Có thể mở cho audio chạy (tốc độ chậm) từ đầu đến cuối để mình bắt theo. Bằng cách này các bạn sẽ dần cảm nhận được cách ngắt nghỉ trong khi nói cũng như ngữ điệu. Nếu thấy nhanh thì có thể chỉ tập với 1 vài câu 1 lúc.

Bước 4 : Duy trì đều đặn

  • Duy trì đều đặn luyện tập theo kỹ thuật này nhiều lần trong tuần, chỉ cần 30 phút 1 ngày, nếu muốn có thể luyện lại bài cũ để thấy sự thay đổi sau 1 thời gian luyện tập.

Lưu ý:

  • Chỉ nên thực hành trong thời gian : Độ dài tốt nhất là khoảng 10 đến 15 phút.
  • Với cùng một đoạn audio/hội thoại, nên lặp lại nhiều lần để nhuần nhuyễn.
  • Đảm bảo rằng bạn quen thuộc với Nội dung. Tìm những chủ đề phù hợp với trình độ và sở thích sẽ giúp bạn ôn luyện lâu mà không bị chán.
  • Kết hợp với những hoạt động khác: Mặc dù cách tốt nhất là ngồi vào bàn học và luyện tập, bạn cũng có thể kết hợp Shadowing khi làm những việc khác trong ngày. Ví dụ: trên đường đi học/ đi làm, khi đang chạy bộ hoặc thậm chí khi đang tắm.
Ôn luyện