Bảng chú giải

Chọn một trong các từ khóa ở bên trái…

GIỚI THIỆU ĐỊNH DẠNG BÀI THI VIẾTGiới thiệu định dạng bài thi Viết

Thời gian đọc: ~30 min

1. Tổng quan về IELTS Writing

1.1. Thời gian làm bài

  • Phần thi IELTS Writing diễn ra trong phút.
  • Bao gồm hai bài viết là Writing Task 1Writing Task 2.
  • Thí sinh khi tham gia phần thi này sẽ được cung cấp giấy làm bài, bút chì và tẩy (nếu thi trên giấy).
  • Không có một quy định cụ thể nào về việc người làm bài phải căn thời gian cho 2 bài viết. Tuy nhiên trong quá trình học họ thường được khuyên dành 20 phút cho Task 1 và 40 phút cho . Thời gian còn lại (nếu có) sẽ dành cho việc rà soát lại bài.

1.2. Cấu trúc bài thi Writing

Writing Task 1:

Bất kể dạng bài Task 1 mà người học gặp phải là gì, chúng ta luôn có một bộ khung cấu trúc cho tất cả các loại bảng biểu và hình vẽ được đưa ra. Trong quá trình thực hiện bài, mỗi kiểu bài sẽ đòi hỏi các cách diễn đạt khác nhau, việc nắm chắc dàn bài cơ bản sẽ giúp người viết tiến một bước gần hơn trong việc hoàn thành bài viết.

Trên thực tế, không có một cấu trúc cố định nào cho Writing Task 1, vì một bản báo cáo được trình bày với nhiều kiểu khác nhau tùy theo cách tiếp cận. Nhưng dù chúng ta chọn triển khai theo cách nào đi chăng nữa, một bài viết hoàn chỉnh sẽ phải bao gồm những ý chính sau:

1 Introduction (Giới thiệu chung):

  • Đây là phần mà người viết phải cho biết các thông tin chung nhất về biểu đồ, là phần thiếu trong bài viết.

  • Các thông tin chung bao gồm: Đây là biểu đồ gì? Biểu đồ này thể hiện sự thay đổi hay phát triển của đối tượng nào? Có bao nhiêu đối tượng có trong bài? Những thay đổi hay phát triển được trình bày trong khoảng nào? Đơn vị đo lường số liệu là gì?

2 Overview (Xu hướng chung):

  • Đây là phần mà người viết sẽ phải đưa ra xu hướng tăng/giảm/thay đổi nổi bật nhất của các đối tượng trong bảng hay biểu đồ. Đối với dạng Process, người viết phải về quy trình đang được đưa ra.

3 Details (Chi tiết):

  • Đây là phần nhất của bài viết. Những sự thay đổi hoặc phát triển của đối tượng theo thời gian phải được trình bày rõ ràng và chính xác dựa trên số liệu cho sẵn trong bảng biểu/hình vẽ. Người viết phải nhớ đưa ra so sánh giữa các đối tượng với nhau và nhóm chúng một cách hợp lý.

  • giới hạn về số lượng đoạn văn khi mô tả các đối tượng, tuy nhiên người viết cần chia đoạn vừa phải để tránh viết lằng nhằng không cần thiết.

Writing Task 2:

Không có một khuôn mẫu nào cụ thể để áp dụng cho tất cả các bài Task 2 vì điều này phụ nhiều vào cách tiếp cận và cảm quan của người viết. Nhưng dù cho bài viết đó được triển khai như thế nào, chúng đều phải bao gồm các thành phần cơ bản dưới đây:

1 Introduction (Mở bài):

  • Giới thiệu chủ đề bài viết

  • Trả lời yêu cầu đề bài/Đưa ra định hướng cho bài viết

2 Body (Thân bài):

  • Triển khai idea 1
    + Trình bày (các) chính
    + Trình bày các luận cứ bao gồm diễn giải và ví dụ.

  • Triển khai idea 2
    + Trình bày (các) luận điểm chính
    + Trình bày các luận cứ bao gồm diễn giải và ví dụ. (nếu có các đoạn tiếp theo thì triển khai tương tự)

3 Conclusion (Kết bài):

  • Tóm tắt lại nội dung hai đoạn và nhắc lại ý kiến/câu trả lời cho đề bài.

1.3. Bài thi Writing đánh giá điều gì?

  • Trong phần thi Writing, giám khảo sẽ đánh giá khả năng diễn đạt ý kiến và truyền tải thông tin của thí sinh, đồng thời kiểm tra khả năng viết và sử dụng ngôn ngữ phù hợp về chủ đề được đưa ra.

  • Đối với Writing, muốn làm cho giám khảo hiểu được những gì bạn viết, hãy viết thật rõ ràng, mạch lạc, dễ hiểu.

  • Học cách phát triển các ý tưởng cho thật tốt.

  • Đừng cố gắng sử dụng từ vựng và cấu trúc ngữ pháp . Thay vào đó, hãy tập trung vào việc tránh tối đa các lỗi ngữ pháp và lỗi dùng từ. Chính những lỗi này là rào cản lớn nhất khiến cho giám khảo không thể hiểu được bài viết của bạn.

2. Những lỗi thường gặp trong IELTS WRITING

2.1. Thí sinh thường mắc một số lỗi sau:

1 Lạc đề, chưa trả lời hết các câu hỏi.

2 Viết chưa đủ độ dài.

3 Bố cục thiếu rõ ràng.

4 Đặt câu hỏi trong bài viết.

5 Lấy ví dụ kém hiệu quả.

6 Dùng các đại từ như I, we, you,...

7 Lỗi lặp từ, dùng từ không phù hợp.

8 Diễn đạt quá tuyệt đối (Dùng các từ, cụm từ mang tính tuyệt đối).

2.2. Để làm tốt phần thi Writing, bạn cần:

Đối với Task 1:

  • Làm quen với các dạng biểu đồ: Làm quen với tất cả các dạng thường xuất hiện trong bài thi IELTS Academic sẽ giúp bạn dễ dàng diễn giải dữ liệu hơn.
    + Biểu đồ tĩnh: thường đưa ra thông tin về một cụ thể (ví dụ: một năm) và không thể hiện tăng giảm mà chỉ thể hiện các số liệu cao hơn hoặc thấp hơn tương phản với nhau.
    + Biểu đồ động: cho thấy những thay đổi theo thời gian (ví dụ: biểu đồ đường thể hiện dữ liệu trong hơn 100 năm với các số liệu 10 năm thay đổi 1 lần).
    + Các loại biểu đồ khác bao gồm: bản đồ và quy trình.
    Ví dụ: Bản đồ kế hoạch của các trường học, hoặc trung tâm thành phố, hoặc thậm chí là các mặt cắt ngang, v.v… hoặc các quy trình công nghiệp hoặc quy trình tự nhiên về cách sản xuất một sản phẩm đó,...

  • Cách viết các dạng biểu đồ:
    + Lên dàn ý cho bài viết, sắp xếp ý tưởng của bạn để bài viết có tính và chặt chẽ.
    + Lên danh sách các từ vựng riêng và các thì tiếng Anh cho từng loại biểu đồ. Phần này nên được chuẩn bị và làm quen trước khi bước vào bài thi Writing chính thức.
    + Đối với biểu đồ tĩnh và động: nên dùng các cụm danh từ để mô tả. Riêng về biểu đồ , có thể nói về con số nào thấp hơn và cao hơn. Còn với biểu đồ động, cần nói về sự tăng giảm và dùng những từ đồng nghĩa để mô tả.
    + Về : những câu phức thường sẽ giúp bạn đạt điểm cao hơn. Ngoài ra, nên cố gắng sử dụng nhiều cấu trúc khác nhau khi viết về biểu đồ động (ví dụ: adj + danh từ, động từ + trạng từ,...) cũng như kết hợp các cụm danh từ.
    Ví dụ: biểu đồ thể hiện lượng điện được sản xuất ở một quốc gia nhất định trong 10 năm, sẽ có các từ đồng nghĩa để như: energy production, the amount of energy which was generated, production of energy,...

Đối với Task 2:

  • Nhận diện các dạng bài luận:
    + Format của một bài luận luôn bao gồm phần: giới thiệu, thân bài, kết luận.
    + Các dạng bài luận trong Writing Task 2 rất đa dạng: giải pháp cho một vấn đề, nguyên nhân, thể hiện mức độ đồng ý hoặc không đồng ý đối với đề tài được cho,...

  • Cách viết tiểu luận cho phần Writing Task :
    + Nghiên cứu những từ vựng về các lĩnh vực thường xuất hiện trong đề thi IELTS như: giáo dục, các vấn đề xã hội, thế giới, v.v…
    + Dành thời gian tìm hiểu các thành ngữ liên quan đến các chủ đề trên.

Khi bước vào bài thi chính thức, bạn cần lưu ý:

  • Lên dàn ý cho những điều bạn chuẩn bị viết

  • Liệt kê những ví dụ sẽ hỗ trợ cho quan điểm của bạn

  • Suy nghĩ đến những từ mà bạn có thể sử dụng để liên kết câu

  • Sử dụng câu phức khác nhau để có điểm số cao hơn

  • Sử dụng từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa để thể hiện quan điểm của bạn

~ Bài học này đến đây là hết. Bạn hãy chuyển sang bài học tiếp theo nhé ~

Ôn luyện