Bảng chú giải

Chọn một trong các từ khóa ở bên trái…

Tổng quan về Task 1Tổng quan về Task 1

Thời gian đọc: ~50 min

1. Writing Task 1

Có tổng cộng dạng biểu đồ trong phần thi Task 1:

1 Dạng Bảng (Table)

2 Biểu đồ (Line Graph)

3 Biểu đồ Tròn (Pie Chart)

4 Quá trình (Process)

5 Biểu đồ (Bar chart)

6 Bản Đồ (Map)

7 Biểu đồ hỗn hợp (Combined Chart or Mixed graph)

2. Tiêu chí chấm điểm và thang điểm Task 1

  • Người chấm thi sẽ không chấm điểm dựa trên ý kiến của bạn, đừng lo lắng về việc liệu người chấm có đồng ý với ý kiến của bạn hay không.

  • Mỗi phần thi sẽ có 4 tiêu chí chấm điểm khác nhau. Mỗi tiêu chí chiếm 25% tổng điểm của phần thi đó.

1 Task achievement

Đánh giá khả năng trả lời chính xác, đúng trọng tâm với lại những yêu cầu được đề ra từ trong bài. Câu trả lời phải dài 150 từ.

2 Coherence and cohesion

Đánh giá khả năng kết nối ý trong câu của bạn một cách logic và mạch lạc. Tiêu chí này tập trung vào khả năng sắp xếp và kết nối các thông tin, ý tưởng và ngôn ngữ của bạn.

3 Lexical resource

Đánh giá vốn từ vựng của bạn về độ đa dạng và cách sử dụng có hợp ngữ cảnh không.

4 Grammatical range and accuracy

Đánh giá khả năng sử dụng ngữ pháp đa dạng và hợp lý

Thang điểm

${title}

Task achievement: Không đi thi.
Task achievement: Câu trả lời sai hoàn toàn.

Coherence and cohesion: Không biết cách triển khai ý tưởng hay truyền đạt thông tin.
Lexical resource: Biết sử dụng một vài từ đơn.
Grammatical range and accuracy: Không biết cách cấu trúc câu.

Task achievement: Câu trả lời không liên quan tới yêu cầu đề bài.

Coherence and cohesion: Không có khả năng kết nối các ý với nhau.
Lexical resource: Vốn từ vựng cực kỳ hạn chế.
Grammatical range and accuracy: Không biết cách cấu trúc câu đúng.

Task achievement: Không trả lời đúng theo yêu cầu của đề bài do hiểu sai đề. Các ý tưởng đưa ra hạn chế và hầu hết không liên quan.

Coherence and cohesion: Các ý tưởng chỉ được liệt kê mà không hề được sắp xếp theo một trình tự hợp lý. Các cấu trúc nối đoạn, nối câu sử dụng sai.
Lexical resource: Vốn từ vựng hạn chế. Nhiều lỗi chính tả. Nhiều lỗi sai khiến cho thông tin không còn đúng nữa.
Grammatical range and accuracy: Có cố gắng trong việc cấu trúc câu viết nhưng gặp quá nhiều lỗi sai ngữ pháp khiến câu văn không truyền tải được ý nghĩa như mong muốn.

Task achievement: Có cố gắng để thực hiện các yêu cầu của để bài nhưng các ý chính chưa được đề cập hết. Bị nhầm lẫn giữa các thông tin quan trọng cần có.

Coherence and cohesion: Chỉ biết liệt kê thông tin mà không biết cách sắp xếp sao cho mạch lạc. Sử dụng các cấu trúc liên kết đoạn sai hoặc trùng lặp quá nhiều.
Lexical resource: Vốn từ vựng cơ bản và trùng lặp nhiều hoặc không phù hợp với đề bài. Khả năng sử dụng từ vựng hợp với ngữ cảnh kém. Mắc nhiều lỗi sai gây khó chịu cho người đọc.
Grammatical range and accuracy: Sử dụng các điểm ngữ pháp cơ bản không đa dạng. Gặp nhiều lỗi sai về ngữ pháp.

Task achievement: Nhận xét tổng quan không rõ ràng. Không đề cập đầy đủ các chi tiết quan trọng. Chi tiết quá mức. Không có dữ liệu làm dẫn chứng. Thông tin không chính xác.

Coherence and cohesion: Có bố cục thông tin. Chia đoạn văn hạn chế. Các từ/cụm từ nối có nhiều lỗi. Thường xuyên thiếu đại từ thay thế.
Lexical resource: Vốn từ hạn chế. Thường xuyên có lỗi chính tả hoặc hình thái từ. Gây khó khăn cho việc đọc hiểu.
Grammatical range and accuracy: Vốn cấu trúc câu hạn chế. Có sử dụng nhưng không thành công một số cấu trúc câu phức tạp. Nhiều lỗi ngữ pháp. Lỗi ngắt nghỉ câu. Gây khó khăn cho việc đọc hiểu.

Task achievement: Có nhận xét tổng quan. Nhắc đến các chi tiết quan trọng một cách đầy đủ. Thông tin có chọn lọc. Một số thông tin có thể không chính xác.

Coherence and cohesion: Bố cục thông tin rõ ràng. Chia đoạn văn hợp lý. Sử dụng phương tiện liên kết hiệu quả. Một vài lỗi trong việc nối giữa các câu và trong câu. Đại từ thay thế có thể chưa chính xác.
Lexical resource: Vốn từ tương đối đa dạng. Có sử dụng nhưng chưa chính xác một số từ học thuật. Có một số lỗi chính tả và hình thái từ. Diễn đạt rõ ràng.
Grammatical range and accuracy: Sử dụng cả cấu trúc câu đơn giản và phức tạp. Đôi chỗ có lỗi ngữ pháp. Đôi chỗ có lỗi ngắt nghỉ câu. Diễn đạt rõ ràng.

Task achievement: Nhận xét tổng quan rõ ràng. Làm rõ các chi tiết quan trọng. Tất cả các thông tin chính xác. Một số phần có thể được phát triển tốt hơn.

Coherence and cohesion: Bố cục thông tin logic. Chia đoạn tốt. Sử dụng các phương tiện liên kết một cách đa dạng. Một số phương tiện liên kết bị lạm dụng hoặc dùng chưa chuẩn xác. Dùng tốt đại từ thay thế.
Lexical resource: Vốn từ đa dạng và tương đối chính xác. Có sử dụng từ ngữ học thuật. Có phong cách và khả năng kết hợp trong sử dụng từ ngữ. Đôi chỗ có lỗi đánh vần hoặc lựa chọn từ chưa chính xác.
Grammatical range and accuracy: Sử dụng nhiều cấu trúc câu phức tạp. Phần lớn các câu không có lỗi sai. Khả năng kiểm soát ngữ pháp tốt. Đôi chỗ có lỗi sai về ngữ pháp hoặc ngắt câu.

Task achievement: Nhận xét tổng quan rõ ràng. Các chi tiết quan trọng được làm rõ và trình bày tốt. Đạt tất cả các yêu cầu đề ra.

Coherence and cohesion: Bố cục thông tin và luận điểm logic. Chia đoạn hiệu quả. Sử dụng thuần thục các phương tiện liên kết và dẫn dắt. Đại từ thay thế hoàn toàn chính xác.
Lexical resource: Vốn từ đa dạng và chính xác. Sử dụng từ ngữ học thuật thành thạo. Rất ít lỗi sai chính tả và sai hình thái từ.
Grammatical range and accuracy: Sử dụng đa dạng cấu trúc câu phức tạp. Hầu hết các câu không có lỗi sai.

Task achievement: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của đề bài. Nhận xét tổng quan rõ ràng, các thông tin quan trọng được thảo luận một cách chi tiết.

Coherence and cohesion: Bố cục thông tin và luận điểm hoàn hảo. Các đoạn văn được sắp xếp theo trình tự mạch lạc, không có lỗi nào.
Lexical resource: Từ vựng phong phú và phù hợp với ngữ cảnh. Các lỗi sai rất hiếm và không đáng kể.
Grammatical range and accuracy: Sử dụng các cấu trúc ngữ pháp một cách đa dạng và thuần thục. Các lỗi sai rất hiếm và không đáng kể.

3. Cách chọn lọc số liệu

3.1. Cách chọn lọc số liệu

  • Cần chọn những số liệu để đưa vào bài.

  • bê hết tất cả số liệu đề cho vào bài.

Chú ý: Trong IELTS WRITING TASK 1, nhất là biểu đồ cột (bar) & bảng biểu (table) lượng số liệu đề bài cho là rất nhiều, vì vậy cần có những tiêu chí cho việc lựa chọn thông tin để đưa vào bài viết

3.2. Tiêu chí lựa chọn số liệu

1 Chỉ lựa chọn những số liệu nổi bật.

  • Số liệu lớn nhất/ nhỏ nhất

  • Số liệu tăng nổi bật nhất (đối với biểu đồ có yếu tố thời gian)

  • Số liệu giảm nổi bật nhất (đối với biểu đồ có yếu tố thời gian)

  • Sự tương phản/ lớn nhất.

  • Sự tương đồng/ giống nhau nhất.

2 Các số liệu xấp xỉ gom vào nhắc một lần (không nên nói lẻ tẻ)

3 Hạn chế việc chỉ đưa ra các con số, nên có sự giữa các mục.

3.3. Chọn lọc số liệu trong biểu đồ có yếu tố thời gian và yếu tố thời gian

Đối với dạng Bar chart, Table và Pie chart, chúng ta có thể chia biểu đồ thành hai dạng:

  • Biểu đồ thay đổi theo thời gian

  • Biểu đồ không thay đổi theo thời gian

Đối với Biểu đồ có sự thay đổi theo thời gian

Các dạng số liệu nên được chọn để phân tích:

  • Điểm thời gian bắt đầu.

  • Điểm cao nhất/thấp nhất ở giữa biểu đồ.

  • Điểm thời gian cuối cùng.

Đối với Biểu đồ không có sự thay đổi theo thời gian

Các dạng số liệu nên được chọn để phân tích:

  • Số liệu cao/ thấp nhất trên biểu đồ.

  • Số liệu bằng/ xấp xỉ bằng nhau.

3.4. Các bước chọn lọc số liệu

Bước 1: Viết Overview

  • Xét theo hàng ngang

  • Xét theo hàng dọc

Bước 2: Chia 2 đoạn thân bài bằng cách nhóm các categories có các điểm tương đồng

  • Body 1: Nhóm dữ liệu 1

  • Body 2: Nhóm dữ liệu 2

3.5. Sắp xếp số liệu

  • Số liệu cao nhất nên nhắc đến

  • Số liệu thấp nhất nhắc đến sau

4. Ví dụ

4.1. Bar chart

Ví dụ 1: Bar Chart - Biểu đồ Cột không chứa ngày tháng

Bước 1: Viết Overview

  • A, B, C, D, ... là các categories, ví dụ như các hoạt động khác nhau; các mặt hàng khác nhau

  • X, Y, ... là nhóm đối tượng so sánh, ví dụ như: nam và nữ, hai nhóm tuổi hoặc hai quốc gia

Cách nhóm dữ liệu bài này:

  • Có thể thấy, khi nhìn sơ qua bài này sẽ thấy số liệu, cần bình tĩnh phân tích số liệu nào trước và số liệu nào sau

  • Trước tiên, trong biểu đồ cột luôn có hàng ngang và hàng dọc, trong bài này:
    + Hàng ngang sẽ là các đối tượng A, B, C…. ở đây là console games, outdoor game accessories….
    + Hàng dọc sẽ là các đối tượng so sánh X, Y, Z, …, ở đây là Belgium, Spain ….

→ Như vậy, câu overall trước tiên sẽ có 2 vế:
+ 1 vế hoặc câu cho hàng ngang là các console games….
+ 1 vế hoặc câu cho hàng dọc là các nước như Belgium….

Theo cách phân tích trên, thì overall có thể nhanh chóng triển khai
+ Books, toys và cameras là categories được hầu hết các nước chi tiêu nhiều hơn
+ Britain chi tiêu nhiều hơn hẳn so với các nước khác

Bước 2: Chia đoạn thân bài bằng cách nhóm các categories có các điểm tương đồng vào 1 đoạn thân bài để dễ mô tả số liệu:

Sau khi phân tích câu overall xong, tiếp tục phân bố bố cục 2 đoạn thân bài:

  • Nhóm 1: console games, outdoor game accessories, cosmetics số liệu thấp gần như nhau nên sẽ phân tích ở body 1

  • Nhóm 2: books, toys, cameras số liệu cao gần như nhau sẽ phân tích ở body 2

Như vậy, ta có 2 đoạn thân bài:

  • Body 1: Xét console games, outdoor game accessories, cosmetics
    + Trước tiên nhìn vào sẽ thấy luôn là số liệu ở Belgium, Australia và Spain gần như là bằng nhau ở 3 categories này
    + Sự khác biệt lớn nhất ở 3 categories này là cosmetics ở Britain là cao hơn khá nhiều so với console games và outdoor game accessories

  • Body 2: Xét books, toys, cameras
    + Trước tiên, sẽ thấy ở Belgium và Spain số liệu 3 categories này tương tự, ngang ngang nhau
    + Ở Britain và Australia: Người ta tiêu tiền cho cameras nhiều hơn hẳn.

Lưu ý: Không nêu hết tất cả số liệu mà chỉ nêu những số liệu nổi bật nhất

Ví dụ 2: Bar Chart - Biểu đồ Cột có chứa yếu tố thời gian

Lưu ý:

  • Dùng các từ ngữ mô tả xu hướng như dạng Line (xem bài sau)
  • Ngoài việc lựa ra những số liệu nào lớn nhất, nhỏ nhất, xấp xỉ, cần mô tả sự tăng trưởng qua các mốc thời gian của 3 đối tượng ActiveX, Net và Java

Bước 1: Viết Overview

Xét hàng ngang:

  • Week 5 số liệu là lớn nhất

  • Week 1 số liệu gần như là khiêm tốn nhất

  • Hoặc diễn đạt xu hướng tăng dần theo thời gian từ Week 1 đến Week 5

Xét hàng dọc:

  • Số liệu ActiveX là cao nhất

  • Net số liệu thấp nhất

→ It can clearly be seen that ActiveX was the most popular computer package to download, whilst Net was the least popular of the three ActiveX and Java showed a similar trend, with both gradually increasing from week 1 to week 5.

Bước 2: Chia 2 đoạn thân bài bằng cách nhóm các categories có các điểm tương đồng vào 1 đoạn thân bài để dễ mô tả số liệu:

Ta nhận thấy ActiveX và Java số liệu gần như nhau nên sẽ đưa vào nhóm, Net số liệu có chút khác sẽ đưa vào 1 nhóm, như vậy:

  • Body 1: Mô tả ActiveX và Java
    + ActiveX: Số liệu tăng dần từ thấp nhất Week 1 đến Week 5 cao nhất, chỉ đặc biệt Week 4 là có giảm nhẹ
    + Java: tương tự tăng đều

  • Body 2: Mô tả Net
    + Số liệu fluctuate, lúc tăng lúc giảm, week 2 giảm nhẹ, giảm mạnh hơn ở week 3, rồi sau đó bắt đầu tăng rất mạnh ở week 4 & 5
    + Quan trọng nhất trong nhóm dữ liệu là nhóm các category có format tương đương nhau để nói trong 1 body (Trong bài ví dụ là ActiveX và Java )
    + Gom category còn lại (Số liệu khác hẳn) vào Body số 2 để nói riêng (Net)

4.2. Table - Bảng

Trong IELTS Writing , Table là dạng chứa nhiều thông tin và số liệu nhất, do đó:

  • Nhiều dữ liệu và thông tin cần lọc.

  • Thông tin được trình bày không theo thứ tự nên khó để phân tích và chọn lọc thông tin.

Ví dụ:

Bước 1: Viết Overview

  • Xét hàng dọc: Food/Drinks/Tobacco là được chi tiền nhiều nhất, Leisure/Education được chi tiền ít nhất.

  • Xét hàng ngang: Ireland & Turkey là nước gần như chi nhiều tiền nhất trong các mục.

Bước 2: Chia 2 đoạn bằng cách nhóm các categories có các điểm tương đồng vào 1 đoạn thân bài để dễ mô tả số liệu:

  • Cách 1:
    + Body 1: Miêu tả số liệu Ireland và Turkey (Là nước chi tiền nhất)
    + Body 2: Miêu tả số liệu các nước còn lại (Số liệu tương đương giữa các nước)

  • Cách 2:
    + Body 1: Miêu tả số liệu Food/ Drinks/ Tobacco (Được chi tiền nhất)
    + Body 2: Miêu tả số liệu 2 mục còn lại:
    Leisure/Education được chi tiền ít nhất
    Số liệu của Clothing/ Footwear

~ Bài học này đến đây là hết. Bạn hãy chuyển sang bài học tiếp theo nhé ~

Ôn luyện