Bảng chú giải

Chọn một trong các từ khóa ở bên trái…

Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ (3)Thực trạng hệ thống đê vùng Đồng bằng Bắc Bộ

Thời gian đọc: ~10 min

Tại Việt Nam, hệ thống đê điều có lịch sử hình thành và phát triển hàng nghìn năm. Những con đê không chỉ đơn thuần là công trình phòng, chống lũ lụt, mà còn là chứng tích lịch sử, mang trong mình nhiều dấu ấn quá khứ của nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh sinh tồn trước thiên tai lụt, bão. Con đê cùng với cây đa, bến nước, sân đình đã trở thành biểu tượng văn hóa, đi vào từng vần thơ, từng lời ru, từng câu hát, ăn sâu, lan tỏa trong ký ức tuổi thơ, trong tiềm thức của mỗi người dân.

Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm đê sông Cầu (huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh) ngày 26/7/1960.
(Ảnh tư liệu do Vụ Quản lý đê điều cung cấp).

Sông Hồng và sông Thái Bình là hệ thống sông lớn với hai mùa nước rõ rệt. Mùa mưa, lũ dâng cao ảnh hưởng cả một vùng rộng lớn.

Để ngăn lũ, người dân ở Đồng bằng Bắc Bộ thường

trồng cây gây rừng.
làm nhà chống lũ.
đắp đê dọc bờ sông.
sống chung với lũ.

Cùng với thời gian, hệ thống đê ngày càng được đắp cao và vững chắc hơn. Tổng chiều dài hệ thống đê của đồng bằng Bắc Bộ lên tới hàng nghìn km. Đó là một công trình vĩ đại của người dân đồng bằng Bắc Bộ. Trong đó, đê là hệ thống đê tiêu biểu nhất.

Tuy nhiên, hệ thống đê đã làm cho phần lớn diện tích đồng bằng sông được bồi đắp thêm phù sa hàng năm và tạo nên nhiều vùng đất trũng. Ở đây, nhân dân còn đào nhiều kênh, mương để tưới, tiêu nước cho đồng ruộng.

Đê là một biểu tượng về công tác trị thủy ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ.

Một đoạn đê sông Hồng được kiên cố hóa, ngoài việc ngăn lũ, điều tiết nước
còn có tác dụng trở thành đường giao thông

Ôn luyện