Bảng chú giải

Chọn một trong các từ khóa ở bên trái…

BÀI 20. CƠ QUAN TIÊU HÓA (Tiết 1)CƠ QUAN TIÊU HÓA

Thời gian đọc: ~15 min

Tiêu hóa thức ăn ở con người là một quá trình dài, phức tạp với sự tham gia, phối hợp hoạt động của nhiều cơ quan trong cơ thể. Bất cứ vấn đề xảy ra ở một cơ quan nào của hệ tiêu hóa đều có thể ảnh hưởng, làm định trệ việc tiêu hóa thức ăn và hấp thu dưỡng chất. Vậy cơ quan tiêu hóa gồm các bộ phận nào? Có chức năng gì? Cần bảo vệ cơ quan này như thế nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học sau đây.

Hoạt động 1: Các bộ phận của cơ quan tiêu hoá

Xem ảnh và thực hiện nhiệm vụ sau:

Chọn đáp án thích hợp với hình ảnh của các bộ phận trong cơ quan tiêu hóa:

Kết luận:
- Cơ quan tiêu hoá gồm ống tiêu hoá và tuyến tiêu hoá.
- Ống tiêu hoá gồm miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, hậu môn.
- Tuyến tiêu hoá gồm tuyến nước bọt tiết ra nước bọt, gan tiết ra dịch mật (chứa trong túi mật) và tuỵ tiết ra dịch tuỵ.

Hoạt động 2: Chức năng của cơ quan tiêu hóa

Trả lời một số câu hỏi sau:

Câu 1. Khi cho thức ăn vào miệng nhai em cảm nhận thấy miệng mình sẽ tiết ra

.

Lời giải:: Thức ăn từ khoang miệng được nghiền nhỏ, nhào trộn và tẩm ướt thức ăn nhờ nước bọt.

Câu 2. Cho thông tin sau:
Dạ dày nhào trộn và biến một phần thức ăn thành chất dinh dưỡng. Ruột non nhận dịch mật và dịch tụy cùng với dịch ruột giúp biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng và hấp thụ vào máu nuôi cơ thể. Ruột già chứa chất cặn bã từ ruột non đưa xuống, cô đặc thành phân. Hậu môn đưa phân ra ngoài cơ thể.

Chọn đáp án phù hợp với ảnh:

Kết luận: Chức năng của cơ quan tiêu hóa: biến đổi thức ăn, đồ uống thành các chất dinh dưỡng để nuôi cơ thể, đồng thời thải các chất cặn bã ra bên ngoài.


Ôn luyện