Bảng chú giải

Chọn một trong các từ khóa ở bên trái…

BÀI 20. CƠ QUAN TIÊU HÓA (Tiết 2)CƠ QUAN TIÊU HÓA

Thời gian đọc: ~10 min

Tiêu hóa thức ăn ở con người là một quá trình dài, phức tạp với sự tham gia, phối hợp hoạt động của nhiều cơ quan trong cơ thể. Bất cứ vấn đề xảy ra ở một cơ quan nào của hệ tiêu hóa đều có thể ảnh hưởng, làm định trệ việc tiêu hóa thức ăn và hấp thu dưỡng chất. Vậy chúng ta cần bảo vệ và chăm sóc cơ quan tiêu hóa như thế nào? Chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu trong các hoạt động sau đây.

Hoạt động 1: Khởi động

Chức năng của cơ quan tiêu hóa: biến đổi thức ăn, đồ uống thành các để nuôi cơ thể, đồng thời thải các ra bên ngoài.

Hoạt động 2: Khám phá việc làm chăm sóc và bảo vệ cơ quan tiêu hóa

Câu 1. Hình ảnh sau đây cho thấy:

Các thức ăn nhanh, dầu mỡ, đồ ngọt, nước có ga cho dạ dày.

Câu 2. Những thực phẩm nào sau đây KHÔNG có hại đối với cơ quan tiêu hóa?

A.
B.
C.
D.

Các loại hạt, rau xanh có lợi cho cơ quan tiêu hóa. Mì tôm có hại cho cơ quan tiêu hóa. Thành phần chủ yếu của mì tôm là bột mì và chất béo, nước sốt. Chúng không chứa đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể mà lại khiến khó tiêu và có cảm giác đầy bụng.

Câu 3. Nối các hành động với hệ quả tương ứng:

Vừa ăn vừa cười lớn.
Ăn thật no xong đá bóng.
Lười đánh răng.
Nhai nhanh, nuốt chửng.
Không rửa tay sau khi đi vệ sinh.
Ăn không đủ bữa, hay bỏ bữa.
Dạ dày làm việc vất vả hơn, khiến đau dạ dày.
Bị bệnh răng miệng, tiêu hóa kém.
Bị sặc, hóc thức ăn.
Bụng đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy, chuột rút, đau, co thắt.
Cơ thể thiếu dinh dưỡng, gây hại cho dạ dày và ruột.
Vi khuẩn ở tay theo vào thức ăn, gây tiêu chảy.

Kết luận: Để bảo vệ cơ quan tiêu hóa em cần vệ sinh răng miệng, ăn uống điều độ, vừa đủ, tránh ăn no xong vận động quá mạnh, rửa sạch tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh…

Ôn luyện