Bảng chú giải

Chọn một trong các từ khóa ở bên trái…

Bài Ôn tập phép cộng, phép trừTHỰC HÀNH

Thời gian đọc: ~55 min

Bài 1. Điền số thích hợp vào ô trống.
(Chú ý: Thêm một dấu cách giữa hàng nghìn và hàng trăm như mẫu).

Mẫu: 1 000 + 50 000 = 51 000

a) 32 760 + 15 468 = d) 95 419 – 63 520 =
b) 485 + 67 298 = e) 36 148 – 4729 =
c) 23 456 + 789 = f) 57 325 – 1 234 =

Đáp án:

a) 32 760 + 15 468 = 48 228d) 95 419 – 63 520 = 31 899
b) 485 + 67 298 = 38 100e) 36 148 – 4 729 = 31 419
c) 23 456 + 789 = 24 245f) 57 325 – 1234 = 56 091

Bài 2. Tính nhẩm.

a) 27 + 30 = 240 + 40 =
79 – 30 = 670 – 70 =
b) 113 + 200 = 546 – 300 =
578 + 300 = 936 – 500 =

Đáp án:

a)
27 + 30 = 57240 + 40 = 280
79 – 30 = 49670 – 70 = 600
b)
113 + 200 = 313546 – 300 = 246
578 + 300 = 878936 – 500 = 436

Bài 3. Tính nhẩm (theo mẫu).

Mẫu: 24 + 3 + 6 = (24 + 6) + 3 = 30 + 3 = 33.

Nhận xét: Khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng đó không thay đổi.

Nhận xét: Khi cộng một tổng của hai số với số thứ ba, ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của số thứ hai và số thứ ba.

a) 33 + 8 + 7 = ( + ) + 8 = + 8 =
b) 84 + 9 + 6 = ( + ) + 9 = + 9 =
c) 3 + 12 + 47 = ( + ) + 12 = + 12 =

Đáp án:

a) 33 + 8 + 7 = (33 + 7) + 8 = 40 + 8 = 48
b) 84 + 9 + 6 = (84 + 6) + 9 = 90 + 9 = 99
c) 3 + 12 + 47 = (3 + 47) + 12 = 50 + 12 = 62

Bài 4. Chọn >, <, = điền vào ô trống.

a) 3 457 + 15 3 457 + 10
b) 3 457 – 15 3 457 – 10
c) 321 – 10 322 – 10
d) 5 600 + 3 000 6 600 + 2 000

a) 3 457 + 15 > 3 457 + 10

Đáp án: Ta có 15 > 10 nên 3 457 + 15 > 3 457 + 10

b) 3 457 – 15 < 3 457 – 10

Đáp án: 3 457 – 15 và 3 457 – 10 đều có số bị trừ là 3 457.

Vì 15 > 10 nên 3 457 – 15 < 3 457 – 10 (cùng một số bị trừ, số nào bị trừ đi lượng nhiều hơn thì số đó nhỏ hơn)

Vậy 3457 – 15 < 3 457 – 10.

c) 321 – 10 < 322 – 10

Đáp án: 321 – 10 và 322 – 10 đều có số trừ là 10

Vì 321 < 322 nên 321 – 10 < 322 – 10.

d) 5 600 + 3 000 = 6 600 + 2 000

Đáp án: 5 600 + 3 000 = 6 600 + 2 000 = 8 600.

Bài 5. Điền số phù hợp vào ô trống.

a) 174 + = 685

b) + 1 234 = 1 450

c) – 298 = 71

d) 981 – = 153

Đáp án:

a) Số cần tìm là số hạng chưa biết.
Nhắc lại: Muốn tìm số hạng chưa biết, ta lấy tổng trừ đi số hạng kia.
685 – 174 = 511
Vậy số điền vào ô trống là 511.

Tương tự

b) 1450 – 1234 = 216.
Vậy số điền vào ô trống là 216.

c) Số cần tìm là số bị trừ.
Nhắc lại: Muốn tìm số bị trừ, ta lấy hiệu cộng với số trừ
71 +298 = 369.
Vậy số điền vào ô trống là 369.

d) Số cần tìm là số trừ.
Nhắc lại: Muốn tìm số trừ, ta lấy số bị trừ trừ đi hiệu
981 – 153 =828.
Vậy số điền vào ô trống là 828.

Bài 6. Chọn ý trả lời đúng.

Cho bốn túi hoa quả sấy có khối lượng lần lượt là: 1kg; 600g; 1kg 300g; 1kg 450g.

a) Túi nặng nhất và túi nhẹ nhất có khối lượng lần lượt là:

A. 1kg 450g và 600g
B. 1kg 300g và 600g
C. 1kg 450g và 1kg

Đáp án:
a) Đổi 1kg = 1000 g; 1kg 300g = 1 300g; 1kg 450g = 1 450g.
Trong các số 1 000 g; 600 g; 1 300 g và 1 450 g thì 1 450 là số lớn nhất, 600 là số nhỏ nhất nên
túi nặng nhất là túi 1kg 450g, túi nhẹ nhất là túi 600g.

b) Túi nhẹ nhất ít hơn túi nặng nhất:

A. 750g
B. 850g
C. 700g

Đáp án:
b) Túi nặng nhất hơn túi nhẹ nhất là:
1 450 – 600 = 850(g)

c) Tổng khối lượng cả bốn túi là:

A. 4kg
B. 4kg 250g
C. 4kg 350g

Đáp án:
c) Tổng khối lượng cả bốn túi là:
1 000 + 600 + 1 300 + 1 450 =4 350g = 4kg 350g.

Bài 7. Chọn ý trả lời đúng.

Trong một tuần, cửa hàng A bán được 2 300kg gạo, cửa hàng B bán được ít hơn cửa hàng A là 1 200kg gạo. Cửa hàng C bán được nhiều hơn cửa hàng B là 500kg gạo. Hỏi cửa hàng C bán được bao nhiêu ki-lô-gam gạo?

A. 1 600kg
B. 1 100kg
C. 3 200kg

Đáp án:
Cửa hàng B bán được số ki-lô-gam gạo là: 2 300 – 1 200 = 1 100(kg)
Cửa hàng C bán được số ki-lô-gam gạo là: 1 100 + 500 = 1 600(kg)
Đáp số: 1 600 kg

Bài 8. Chọn ý trả lời đúng.

Một sân trường hình chữ nhật có chiều dài 80 m và chiều rộng 60 m (tham khảo hình vẽ). Minh và Huy cùng xuất phát từ A để đến C. Đường đi của Minh dài bằng nửa chu vi sân trường. Huy đi thẳng từ A đến C nên đường đi ngắn hơn đường đi của Minh là 20 m. Hỏi đường đi của Huy dài bao nhiêu mét?

A. 120 m
B. 140 m
C. 260 m

Đáp án:
Chu vi của sân trường là: (80 + 60) × 2 = 280 (m)
Đường đi của Minh dài là: 280 : 2 =140 (m)
Đường đi của Huy dài là: 140 – 20 = 120 (m).

Bài 9. Điền số phù hợp vào ô trống.

Nhà bác Minh có một mảnh vườn hình vuông cạnh là 7 m. Bác Minh trồng hoa xung quanh vườn, mỗi cây hoa cách nhau 1 m. Hỏi bác Minh đã trồng tất cả bao nhiêu cây hoa?

Bác Minh đã trồng tất cả cây hoa.

Đáp án:
Chu vi của mảnh vườn hình vuông là: 7 × 4 = 28 (m)
Bác Minh trồng mỗi cây hoa cách nhau 1 m nên số cây hoa bác Minh trồng được là: 28 : 1 = 28 (cây hoa)
Đáp số: 28 cây hoa

Bài 10. Giải bài toán theo tóm tắt sau:

Bài làm
Thùng 1 chứa số lít dầu là:
= (l)
Thùng 1 chứa nhiều hơn thùng 2 số lít dầu là:
= (l)
Đáp số: l.

Bài 11. Chọn ý trả lời đúng.

Vườn nhà cô Nga có trồng hai loại hoa là hoa cúc trắng và hoa cúc vàng. Số cây hoa cúc trắng là 105 cây và ít hơn số cây hoa cúc vàng là 25 cây. Hỏi vườn nhà cô Nga trồng được tất cả bao nhiêu cây hoa cúc?

A. 235 cây
B. 130 cây
C. 230 cây

Đáp án:

Tóm tắt bài toán

Cô Nga trồng số cây hoa cúc vàng là:
105 + 25 = 130 (cây)
Vườn nhà cô Nga trồng được tất cả số cây hoa cúc là:
105 + 130 = 235 (cây)
Đáp số: 235 cây

Bài 12. Chọn ý trả lời đúng.

Mẹ cho Nam 100 000 đồng để mua đồ dùng học tập. Giá tiền của các mặt hàng như trong hình ảnh dưới đây. Nam mua 10 quyển vở và 5 cái bút.

a) Hỏi Nam mua hết bao nhiêu tiền?

A. 85 000 đồng
B. 70 000 đồng
C. 75 000 đồng

Đáp án:
Số tiền mua vở là: 7000 × 10 = 70 000 (đồng)
Số tiền mua bút là: 3000 × 5 = 15 000 (đồng)
Nam mua hết số tiền là: 70 000 + 15 000 = 85 000 (đồng)

b) Hỏi Nam còn lại bao nhiêu tiền?

A. 20 000 đồng
B. 15 000 đồng
C. 25 000 đồng

Đáp án:
Nam còn lại số tiền là: 100 000 – 85 000 = 15 000 (đồng)

c) Với số tiền còn lại bạn Nam định mua 1 cây kem. Cửa hàng bán các loại kem sau (xem hình ảnh), hỏi bạn Nam mua được loại nào trong các loại đó?

Đáp án:
Nam còn lại 15 000 đồng.
Ta có: 17 000 > 15 000
16 000 > 15 000
12 000 < 15 000
Vậy Nam chỉ có thể mua được kem vani.


Ôn luyện