Bảng chú giải

Chọn một trong các từ khóa ở bên trái…

BÀI 6.2 MỘT SỐ NÉT VĂN HÓA VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘKHÁM PHÁ

Thời gian đọc: ~10 min

2. Múa hát dân gian

Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có đa dạng các loại hình ca múa hát dân gian như: hát Then, múa xòe Thái, múa sạp, múa khèn,...

Hát Then

Múa xòe Thái

Múa sạp

Múa khèn

Đây là những loại hình nghệ thuật độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa, giữ vai trò quan trọng trong đời sống của cộng đồng các dân tộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.




Có 2 loại hình ca múa hát dân gian đã được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.


Đó là Thực hành hát Then của người Tày, Nùng, Thái và nghệ thuật xòe Thái.

Loại hình ca múa hát dân gian nào sau đây KHÔNG thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?

A. Hát Then.
B. Hát quan họ.
C. Múa sạp.
D. Múa khèn.

Hát quan họ.

3. Chợ phiên vùng cao

Chợ phiên vùng cao là nét văn hóa độc đáo của các dân tộc ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Thông thường, chợ phiên vùng cao họp mỗi tuần một lần.

Chợ phiên vùng cao là nơi:

A. mua bán, trao đổi hàng hóa.
B. gặp gỡ bạn bè.
C. đua thuyền.
D. giao duyên.
E. giao lưu văn hóa giữa các dân tộc.
F. cầu mong may mắn.

Chợ phiên vùng cao là nơi: mua bán, trao đổi hàng hóa, gặp gỡ bạn bè, giao duyên và giao lưu văn hóa giữa các dân tộc.

Em hãy xem video Chợ phiên vùng cao ngày giáp Tết và trả lời câu hỏi sau:

(Nguồn: Youtube Truyền hình Nhân dân)

Theo nội dung của video, tên gọi khác của chợ phiên vùng cao là:

A. chợ tình.
B. chợ nổi.

Tên gọi khác của chợ phiên vùng cao là chợ tình.

Ôn luyện