Bảng chú giải

Chọn một trong các từ khóa ở bên trái…

Thăng Long - Hà Nội (2)Khám phá

Thời gian đọc: ~20 min

2. Lịch sử Thăng Long - Hà Nội

a. Tên gọi

Từ khi hình thành đến nay, Hà Nội đã trải qua nhiều tên gọi khác nhau: Đại La, Thăng Long, Đông Đô, Đông Quan, Đông Kinh và Bắc Thành.

Hà Nội không có tên gọi khác là

A. Đông Quan
B. Nam Thành
C. Đại La
D. Tây Đô
E. Bắc Thành
F. Chợ Lớn

Đáp án:
Hà Nội không có tên gọi khác là Nam Thành, Tây Đô, Chợ Lớn.

Năm 1831, vua Minh Mạng thành lập tỉnh Hà Nội.

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, Hà Nội được chọn làm thủ đô.

Tên gọi Hà Nội chính thức xuất hiện vào

A. năm 1010
B. năm 1831
C. năm 1945
D. năm 1975

Đáp án:
Tên gọi Hà Nội chính thức xuất hiện vào năm 1831.

b. Một số câu chuyện, sự kiện về lịch sử Thăng Long, Hà Nội

Thăng Long - Hà Nội có lịch sử lâu đời, gắn với nhiều câu chuyện, sự kiện lịch sử nổi bật.

Thăng Long tứ trấn

Thăng Long tứ trấn

Thăng Long tứ trấn gắn với sự kiện lịch sử nào?

A. Năm 1009, nhà Lý thành lập.
B. Năm 1802, nhà Nguyễn thành lập.
C. Năm 1010, vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về Đại La.
D. Năm 1945, nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời.

Đáp án:
Thăng Long tứ trấn gắn với sự kiện lịch sử: Năm 1010, vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về Đại La.

Thăng Long tứ trấn gắn với việc ra đời của kinh đô Thăng Long thời nhà Lý những năm 1010, là nơi thờ bốn vị thần trấn giữ bốn phương huyết mạch trên mảnh đất Thăng Long, bảo vệ cho kinh thành Thăng Long xưa và Thủ đô Hà Nội ngày nay luôn được yên bình.

Sự tích Hồ Gươm

Địa điểm dưới đây gắn liền với một sự tích trong lịch sử.
Đó là địa điểm nào? Và tên gọi của sự tích đó là gì?

Tháp và Sự tích

Đáp án:
Tháp Rùa và Sự tích Hồ Gươm.

Tháp Rùa ở Hồ Gươm (hồ Hoàn Kiếm) gắn liền với sự tích Hồ Gươm, kể về sự tích Lê Lợi (sau là Lê Thái Tổ) được đức Long Quân cho mượn gươm thần đánh thắng quân xâm lược Minh vào thế kỉ XV.

Tổng đốc Hoàng Diệu

Em hãy xem video Thăng Long - Trung tâm bốn phương hội tụ và trả lời câu hỏi

(Nguồn Chương trình Khát vọng non sông - Kênh VTV1)

Năm 1882, khi thực dân Pháp tiến hành đánh phá thành Hà Nội lần thứ hai, Tổng đốc Hoàng Diệu và quân triều đình đã có những hành động như thế nào?

A. Hoảng loạn, ngay lập tức đầu hàng.
B. Trước tiên vẫn quyết tâm bảo vệ thành.
C. Lập tức rút quân để bảo toàn lực lượng.
D. Sau đó hạ lệnh giải tán để tránh thương vong.
E. Trực tiếp giao thành Hà Nội cho Pháp.
F. Hoàng Diệu tuẫn tiết để không rơi vào tay giặc.

Đáp án:
Năm 1882, khi thực dân Pháp tiến hành đánh phá thành Hà Nội lần thứ hai, Tổng đốc Hoàng Diệu và quân triều đình đã có những hành động: Trước tiên vẫn quyết tâm bảo vệ thành, sau đó hạ lệnh giải tán để tránh thương vong, Hoàng Diệu tuẫn tiết để không rơi vào tay giặc.

Nhân dân Hà Nội đánh Mĩ

Xem video Chiến thắng Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không và trả lời những câu hỏi sau đây

(Chương trình Ngày này năm xưa 30/12/1972 - Youtube Báo Quân đội nhân dân Điện tử)

Thắng lợi của quân dân Hà Nội trước cuộc tập kích chiến lược của Mĩ vào năm 1972 còn được gọi là trận “Điện Biên Phủ trên không”. Đúng hay sai?

A. Đúng
B. Sai

Đáp án:
Thắng lợi của quân dân Hà Nội trước cuộc tập kích chiến lược của Mĩ vào năm 1972 còn được gọi là trận “Điện Biên Phủ trên không” là đúng.

Thắng lợi của trận Điện Biên Phủ trên không (1972) đã buộc Mỹ phải ký Hiệp định nào sau đây?

A. Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.
B. Hiệp định Giơ-ne-vơ về đình chỉ chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương.

Đáp án:
Thắng lợi trận Điện Biên Phủ trên không (1972) đã buộc Mỹ phải ký hiệp định Pa-ri (Paris) về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam ngày 27 - 1- 1973.


Ôn luyện